0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Vật lý trị liệu cho người bệnh cứng khớp gối

Vật lý trị liệu cho người bệnh cứng khớp gối

Vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng dành cho những người bị cứng khớp gối. Phương pháp này như thế nào và sử dụng phương pháp này để điều trị mất bao lâu thì phục hồi?

Vật lý trị liệu cho người bệnh cứng khớp gối

1. Các bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối

1.1. Bài tập 1:

  • Bước 1: Người bệnh đứng ở tư thế chuẩn bị sẵn sàng, sau đó dang phần hai chân rộng bằng vai. Thời gian đầu có thể chưa quen người thực hiện có thể dùng tay để vịn vào chiến ghế hoặc chống vào tường để làm điểm tựa.
  • Bước 2: Tiến hành từ từ, nhẹ nhàng gập đầu gối chân phải về phía sau và đồng thời sử dụng tay phải nắm lấy chân phải. Sau đó, từ từ kéo nhẹ phần gót chân dần lên về phía phần mông, tiến hành đếm đến 30 giây sau đó mới hạ chân xuống thả lỏng cơ thể.
  • Bước 3: Thực hiện tương tự với chân trái. Mỗi khi tập vật lý trị liệu khớp gối thực hiện khoảng 3 lần cho các bên.

1.2. Bài tập 2:

  • Bước 1: Người tập nằm ngửa trên thảm, thả lỏng cơ thể, và thư giãn tránh co cứng hoặc gồng các cơ.
  • Bước 2: Sử dụng một chiếc khăn dài rồi móc vào phần gan bàn chân trái. Tiếp theo nâng chân hướng lên trần nhà, hai tay giữ chặt 2 đầu dây. Bài tập này cố gắng giữ thăng bằng, không gập đầu gối và lưng áp sát mặt đất.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 20 giây rồi từ từ hạ thấp chân về vị trí ban đầu. Thực hiện với chân còn lại, mỗi bên 2 lần

Nếu người bệnh cứng khớp gối nên kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh xương khớp gối.

2. Các biện pháp trị liệu khác

2.1. Chườm nóng

Việc chườm nóng sẽ giúp thư giãn khớp gối và có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, đặc biệt là khi áp dụng bài thuốc chườm nóng bằng muối và lá lốt, ngải cứu.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 500g muối hạt, 50g ngải cứu và 50g lá lốt. Ngải cứu và lá lốt rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng đoạn nhỏ.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp muối, ngải cứu và lá lốt vào chảo sao cho đến khi nóng. Sau khi sao xong, cho ra một chiếc túi bằng vải.
  • Bước 3: Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm, sau đó dùng túi vải từ từ chườm nóng lên khu vực xung quanh khớp gối.

2.2. Xoa bóp

Phương pháp xoa bóp này rất dễ thực hiện và có được hiệu quả cao, người bệnh cần chuẩn bị một chai dầu nóng và tiến hành xoa bóp khắp khu vực gối. Việc xoa bóp đều đặn giúp các cơ khớp được thư giãn, giải tỏa sức ép xoa dịu những cơn đau và sự căng cứng của khớp gối.

2.3. Chế độ dinh dưỡng cho người cứng khớp gối

Bên cạnh các biện pháp điều trị kể trên thì việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp có đủ dưỡng chất cho người bệnh là rất quan trọng.

Bên cạnh đó cần sử dụng một số loại thực phẩm, rau xanh, thược phẩm tươi sống giàu dinh dưỡng khác như cá hồi, sữa tươi,… giúp cung cấp canxi, omega 3, protein,… để phát triển hệ xương một cách tốt nhất.

Người bệnh cứng khớp gối cũng cần hạn chế dùng những thực phẩm được nêm nếm quá mặn, các chất béo và đường.

Share this article

Our bestsellers

Related articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent blog posts