Tại sao lại bị đau vai trái – Nguyên nhân và cách trị
Đau vai trái là trạng thái bên cách tay trái, bả vai bên trái gặp phải những cơn đau từ nhẹ âm ỉ đến đâu nhiều hơn, đau nhức nhối dữ dội, có thể kéo dài và tần suất xuất hiện liên tục. Đau vai trái có thể gây ra những ảnh hưởng đến cử động, làm việc và sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Theo nhiều chuyên gia nhận định đau bả vai bên trái liên quan đến dấu hiệu của nhiều bệnh cơ xương khớp. Bệnh nhân không được chủ quan khi có dấu hiệu đau. Nếu người bệnh đau thường xuyên và kéo dài, cần đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị.
1. Nguyên nhân bệnh lý
1.1. Viêm quanh khớp vai
Xung quanh khớp vai là nơi có nhiều, rất nhiều gân, rồi hệ thống cơ bắp cùng với dây chằng, bao khớp vai và hệ gân, cơ liên quan mật thiết với nhau.
Viêm quanh khớp vai là trường hợp mà một trong những bộ phận khớp vai này bị viêm hoặc bị tác động dẫn đến tạo ra những tổn thương. Khi bị viêm quanh khớp vai người bệnh thường sẽ gặp tình trạng đau mỏi, nhức cả hai vai trái và phải.
1.2. Thoái hóa khớp vai
Khi qua thời gian, con người bước vào độ tuổi lão hóa, tất cả các bộ phận của cơ thể đều không thoát khỏi tiến trình này. Làm việc mệt nhọc, quá nặng, ngồi, nằm sai tư thế cũng có thể gây ra các triệu chứng, biến chứng như thoái hóa khớp vai, suy yếu các khớp,… gây ra đau khớp vai.
Một số hiện tượng thoái hóa sẽ thường xảy ra ở một hoặc nhiều khớp vì thế người bệnh có thể đau cả 2 vai hoặc chỉ đau vai trái nếu thoái hóa chỉ nằm ở khớp vai trái.
1.3. Vôi hóa khớp vai
Một tác động của vùng khác khác, hay của sai tư thế lâu ngày kết hợp với các bệnh lý về hệ cơ xương khớp có thể gây ra tình trạng canxi hóa hay còn gọi là vôi hóa khớp vai.
Tình trạng vôi hóa khớp vai ở bên vai trái thì sẽ tạo ra sự chèn ép hệ dây thần kinh, gây những tổn thương, những cơn đau vai trái, thậm chí nặng hơn có thể sang cả cánh tay,đầu ngón tay.
1.4. Trật khớp vai
Trật khớp vai trái là hiện tượng một trong những nguyên nhân gây đau vai trái, có thể do yếu tố như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bê vác các vật nặng quá sức… khiến cho vị trí của các đầu sụn khớp bị thay đổi.
1.5. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường là biểu hiện, biến chứng xảy ra trong trường hợp đĩa đệm của cột sống cổ bị thoái hóa kèm theo mất nước nên gây ra tình trạng phình và thoát vị.
Bệnh này gây ra biến chứng chèn ép lên các dây thần kinh khu vực vai gáy dẫn đến các cơn đau ở các khu vực vai gáy. Lúc này đa số bệnh nhân sẽ đau cả hai vai trái và vai phải.
1.6. Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý thường gặp ở những người có độ tuổi cao, ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi. Đây là nguyên nhân làm kéo theo hệ dây thần kinh ở tủy bị kích thích, gây ra các cơn đau dọc, đau nhức theo các nơi dây thần kinh đi qua và chi phối phần vai gát, gây ra đau vai gáy, đau bả vai, đau cánh tay. Vì thế bệnh lý thoái hóa cột sống cổ sẽ gây đau cả hai vai trái và vai phải.
1.7. Zona thần kinh
Bệnh Zona thần kinh sau khi phát bệnh đến lúc chữa lành vẫn để lại biến chứng là các cơn đau của hệ dây thần kinh. Nguyên nhân tạo ra là do các hệ dây thần kinh có thể bị tổn thương khi bệnh bùng phát hoặc sau khi bệnh được điều trị khỏi nhưng các sợi thần kinh trở nên rối và không hoạt động bình thường. Biến chứng này cũng là một trong những nguyên nhân của cơn đau ở các khu vực như vai, cổ.
1.8. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xảy ra tình trạng viêm có tính chất tự miễn. Bệnh xuất hiện ở những khớp nhỏ trên bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân.
Các cơn đau và sưng có tính đối xứng, bạn có thể dễ dàng thấy như cùng bị đau ở hai đầu gối, hai ngón chân hay như cùng vị trí ở hai bàn chân… vì thế các cơn đau vai do viêm khớp dạng thấp sẽ là các cơn đau cả hai vai.
2. Nguyên nhân khác
2.1. Nằm ngủ sai tư thế
Người bệnh có thói qquen có Tư thế ngủ nằm nghiêng về phía bên trái, đè lên vai trái là nguyên nhân khiến bả vai trái bị đau. Trường hợp này, chỉ cần thay đổi thói quen ngủ, thay đổi tư thế ngủ là có thể thoát khỏi trạng thái đau vai trái.
2.2. Chấn thương
Khi người bệnh bị tổn thương do ngã hoặc tai nạn gây đau bả vai trái. Mức độ đau nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ chấn thương.
2.3. Bệnh nghề nghiệp
Những người làm văn phòng, hay làm việc thường xuyên trong môi trường máy lạnh, ngồi nhiều ở một tư thường bị đau vai trái.
3. Phương pháp điều trị đau vai trái
3.1. Thuốc giảm đau non – steroid
Những loại thuốc giảm đau này bao gồm paracetamol, efferalgan,…thuốc giảm đau này có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng thường có tác dụng phụ, gây hại cho dạ dày và thận.
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nên dùng ở liều lượng thấp nhất.
3.2. Vật lý trị liệu
Các liệu pháp, biện pháp từ dân gian như xoa bóp, bấm huyệt, liệu pháp châm cứu rất tốt cho bệnh đau vai trái. Đây là những phương pháp trị liệu có từ cổ xưa và an toàn, hiệu quả đối với người bệnh.
3.3. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý có đủ dưỡng chất dinh dưỡng phù họp. Hạn chế, không uống đồ uống có cồn, tránh chất kích thích, chất béo chứa cholesterol, đồ ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp.