0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Đau nhức từ mông xuống bắp chân, Những điều cần biết

Đau nhức từ mông xuống bắp chân, Những điều cần biết

Đau nhức từ mông xuống bắp chân Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý nền về cơ xương khớp hoặc chấn thương gây ra. Để hiểu rõ nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn cho mình phương pháp chữa trị hiệu quả nhé

Đau nhức từ mông xuống bắp chân, Những điều cần biết

1. Bệnh lý gây đau nhức từ mông xuống bắp chân

1.1. Bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là là nhóm bệnh mà có hiện tượng xương cột sống bị lão hóa do sự bào mòn thoái hoa, tạo thành gai xương gây ra:

  • Thoái hóa cột sống sẽ tạo ra những cơn đau nhức từ mông xuống đùi, xuống bắp chân
  • Sẽ có nhiều cơn đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp
  • Sưng tấy, nóng đỏ tại một hoặc nhiều khớp
  • Có thể có những tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối.

Nếu người bệnh càng vận động, đi lại hoạt động sẽ càng đau nhiều hơn, bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, cao tuổi, người ở tuổi trung niên và đặc biệt ở những người hay mang vác nặng..

1.2. Bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa là bệnh mà có những biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau khó chịu lan dọc xuống phía đùi, đó là những cơn đau âm ỉ, nóng rát ở lưng, lan xuống chân, đau tăng dần và mạnh lên khi cử động ở chân. Bệnh này có biểu hiện tê và ngứa ran ở chân theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1).

1.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống

Đĩa đệm bình thường có cấu tạo nằm ở khe giữa hai đốt sống, xung quanh đũa đệm có lớp vỏ bọc nhân nhày ở trung tâm hay còn gọi là nhân tủy. Đĩa đệm có đặc trưng có tính đàn hồi, thực hiện nhiệm vụ tương tự như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng mà cấu tạo của đĩa đệm bị ép khiến nhân keo của đĩa đệm bị thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây đau cột sống và đau nhức từ mông xuống bắp chân..

Thoát vị đĩa đệm gây ra:

  • Tạo ra các cơn đau thắt lưng có các biểu hiện và triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, Thường xuyên và hay đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay…
  • Các cơn đau thường diễn ra nhiều lần và tái phát nhiều lần, theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi.
  • Sẽ có những cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân và có dấu hiệu thường tăng khi ho, hắt hơi, cúi người.

1.4. Chấn thương

Do quá trình lao động, khuân vác, Khi cơ ở đùi hay bắp chân gặp các chấn thương như căng cơ, giãn dây chằng ở háng, làm cho việc đi lại khó khăn, do đó làm cho người bệnh thường đi tập tễnh.

Do tác động của chấn thương tạo ra việc đi tập tễnh như vậy là nguyên nhân gây áp lực cho hông và háng khiến cơn đau không chỉ diễn ra ở đùi hoặc bắp chân mà còn đau nhức từ mông lan xuống bắp chân.

2. Cách khắc phục đau nhức từ mông xuống bắp chân

Đối với trường hợp bị đau do các chấn thương, không đến từ những bệnh lý nền về xương khớp: nên nghỉ ngơi, thư giãn một thời gian, tránh động chạm đến những vùng bị chấn thương sẽ giúp các cơn đau thuyên giảm và khỏi dần khi hệ cơ xương khớp không bị chấn động.

Đối với những người bị đau nhức từ mông xuống bắp chân do mắc các bệnh về hệ cơ xuowg khớp như thoái hóa xương sống, thoát vị đĩa đệm… nên:

  • Tránh và hạn chế tối đa các tác động mạnh lên xương như thay đổi tư thế đột ngột, không nền làm các việc lao động nặng nhọc, bê vác nặng.
  • Không nên ngồi ở một tư thế có thời gian dài, thời gian quá lâu mà nên thỉnh thoảng đứng lên, đi lại, di chuyển nhẹ nhàng hoặc tập một số động tác giãn xương khớp cũng giúp giảm các cơn đau.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp nên bổ sung các sản phẩm chứa canxi, giàu chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sứckhỏe xương khớp và sức khỏe cho cơ thể.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, tuy nhiên không nên luyện tập quá sức, duy trì ở chế độ vừa sức bằng bài tập nhẹ nhàng để tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cũng như thư giãn xương khớp.
  • Tránh những căng thẳng mệt mỏi quá sức, nên giữ tinh thần vui tươi, thoải mái cũng giúp giảm các cơn đau.

Share this article

Our bestsellers

Related articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent blog posts