Đau nhức khớp ngón tay
Đau nhức khớp ngón tay có thể đến từ việc nằm ngủ sai tư thế, đè lên tay lâu hoặc do quá mệt mỏi… Nếu đau nhức khớp ngón tay xảy ra thường xuyên, kéo dài làm cho bàn tay cử động khó khăn, thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo và có những dấu hiệu về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, thiếu canxi…
1. Triệu chứng và các bệnh liên quan đến đau nhức khớp ngón tay
1.1. Đau khớp ngón tay do thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, bệnh có những biểu hiện và tiến triển chậm đi kèm với phản ứng viêm khớp và giảm thiểu, hao mòn dần dịch khớp.
Các vị trí thoái hóa khớp thường gặp và nằm ở khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp cổ tay, cột sống thắt lưng, khớp háng…
Một số triệu chứng bệnh đi kèm khi đau nhức khớp ngón tay là:
- Nghe tiếng lụp cụp, lạo xạo khi co duỗi, cử động khớp ngón tay
- Co duỗi, vận động tay nhiều thì cơn đau mạnh hơn.
- Có thể có sưng tấy, nóng đỏ nếu thoái hóa khớp có xuất hiện tình trạng viêm khớp.
- Ngoài ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy người bệnh có thể có những đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa 2 đầu xương ở ngón tay. Các ngón tay chỉ cử động bình thường trở lại sau một khoảng thời gian nhưng cảm giác đau vẫn còn.
1.2. Viêm khớp gây đau nhức khớp ngón tay
Viêm khớp xảy ra là do cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như: thoái hóa, di truyền, nhiễm trùng…
Các biểu hiện, dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp là sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp.
1.3. Thiếu canxi là nguyên nhân gây đau nhức khớp ngón tay
Khi cơ thể thiếu hụt canxi, sẽ xảy ra quá trình mất cân bằng dưỡng chất sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan tới xương như cột sống, xương khớp, điển hình là đau khớp ngón tay.
Những người thường xuyên dễ bị thiếu hụt canxi là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
2. Các cách phòng tránh đau nhức khớp ngón tay
- Chế độ dinh dưỡng
Duy trì một chế độ độ dinh dưỡng hằng ngày khoa học, hợp lý, có bổ sung nhiều dưỡng chất giàu vitamin nhóm B, C, E, các khoáng chất kali, magie và canxin giúp xương vững chắc và phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
Các thực phẩm nên ăn và có trong khẩu phần ăn hằng ngày là sữa, tôm, cua, đậu nành…, các thực phẩm giàu vitamin như rau, củ quả…
- Vận động thường xuyên
Tập luyện thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên lục một cách khoa học vừa đủ, không nên tập nặng quá sức giúp tăng cường lưu thông máu, đưa dinh dưỡng tới các sụn khớp, từ đó góp phần làm cơ bắp và xương khỏe chắc khỏe hơn.
- Hấp thụ vitamin D trong nắng sớm
Đây được coi là cách tốt nhất để giúp cho xương chắc khỏe, hấp thụ nắng sớm hằng ngày sẽ là nguồn bổ sung vitamin D nhiều cho cơ thể, thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi, tốt cho xương khớp.
Cơ thể sẽ hấp thụ vitamin D tốt nhất từ từ 6-8 giờ sáng vào mùa hè và 7-9 giờ sáng vào mùa đông.
Trường hợp người bệnh bị đau nhức khớp ngón tay lâu ngày người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh kịp thời cũng như được các bác sĩ tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.