Cách làm tan đờm sẽ giúp bạn loại bỏ chất nhầy dư thừa ở cổ họng. Từ đó, bạn cũng có thể thoát khỏi những cơn ho dai dẳng, phiền toái khi đã loại bỏ lượng chất nhầy dư thừa.
Đờm là một dạng chất nhầy có độ dày mỏng khác nhau ở những người. Nó có mặt thường trực ở cổ họng nhưng xuất hiện nhiều hơn khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm.
Trên thực tế, chất nhầy (đờm) luôn có mặt ở miệng, mũi, họng, xoang, phổi của mỗi người để bảo vệ và hỗ trợ hệ hô hấp. Song, nó dễ bị dính bụi, chất gây dị ứng hoặc virus tấn công.
Khi cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy mỏng và không tạo ra dấu hiệu gì bất thường. Tuy nhiên, lúc bạn bị ốm hoặc tiếp xúc với quá nhiều bụi và các yếu tố ô nhiễm, đờm sẽ dày lên và tạo ra cảm giác khó chịu ở nơi có nhiều đờm.
Khi đó, bạn hãy áp dụng 7 cách làm tan đờm dưới đây để làm thông thoáng đường thở.
1. Làm ẩm không khí
Không khí ẩm ướt sẽ làm loãng chất nhầy ở cổ họng của bạn. Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho biết hơi nước có thể làm tan đờm và khai thông tình trạng tắc nghẽn ở đường hô hấp. Vì thế, việc tắm với nước ấm trong phòng kín có tác dụng tích cực trong việc cải thiện các vấn đề hô hấp.
Trường hợp không thể sử dụng nước ấm, bạn hãy thay bằng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương như một cách làm tan đờm hiệu quả. Khi sử dụng, bạn cần phải thay nước sạch mỗi ngày.
2. Cách làm tan đờm: Uống nhiều nước
Uống nhiều nước hơn bình thường trong những ngày bạn bị đờm, ho sẽ cải thiện tình hình. Nước (đặc biệt là nước ấm) có khả năng làm loãng chất nhầy để nới lỏng khu vực bị chất nhầy làm tắc nghẽn.
Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể dưới nhiều dạng như nước lọc, nước ép trái cây, súp, canh, nước dùng trong bữa ăn thường ngày hoặc nước trà không chứa caffeine.
3. Ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm có lợi cho đường hô hấp
Khi có nhiều đờm, bạn hãy thử tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa chanh, gừng và tỏi. Những loại này đã được Đông y chứng minh có tác dụng điều trị cảm lạnh, ho và loại bỏ chất nhầy dư thừa khỏi cổ họng.
Ngoài ra, các loại thực vật khác cũng có tác dụng làm tan đờm như rễ cam thảo, nhân sâm, các loại quả mọng, đông trùng hạ thảo… Mặc dù vậy, những loại này có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng. Vì thế, trước khi sử dụng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên chuẩn xác nhất.
4. Cách làm tan đờm: Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng nước muối tối thiểu hai lần mỗi ngày (sáng và tối) là cách làm tan đờm được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích.
Không những thế, nước muối còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng để làm dịu cơn đau họng của bạn.
Bạn có thể hòa nuối và nước theo tỷ lệ 1:1 để súc miệng. Nước ấm sẽ giúp muối hòa tan nhanh hơn. Khi súc miệng với nước muối, bạn hãy ngửa đầu về phía sau để hỗn hợp tiếp xúc với cổ họng, tăng khả năng sát khuẩn khu vực này. Bạn cũng có thể khò nhẹ trong khoảng 30 giây để tăng hiệu quả làm tan đờm rồi phun nước ra ngoài.
5. Làm tan đờm bằng dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp có tính nóng, ấm. Đặc tính này có khả năng loại bỏ đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp của bạn. Nó hoạt động bằng cách làm loãng đờm để bạn ho ra dễ dàng hơn.
Nếu bị ho dai dẳng, bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu để hít thở trong không khí có dầu khuynh diệp, cải thiện triệu chứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể massage ngực với dầu khuynh diệp để làm loãng đờm. Với cách này, bạn hãy cho một ít dầu khuynh diệp ra lòng bàn tay, xoa đều rồi nhẹ nhàng chà xát lên phần ngực và cổ họng của bạn mỗi ngày.
Bạn cần thận trọng khi dùng dầu khuynh diệp cho trẻ em. Cách tốt nhất là chỉ nên thoa một lớp rất mỏng vào ngực hoặc cổ của bé để làm ấm cơ thể. Lạm dụng dầu khuynh diệp cho trẻ em có thể khiến bé bị bỏng, rát.
6. Cách làm tan đờm: Dùng các loại thuốc không kê đơn
Thuốc thông mũi là một trong những loại thuốc không kê đơn có khả năng hỗ trợ bạn làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp. Nó hoạt động bằng cách giảm sưng và làm thông thoáng đường thở. Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi ở dạng xịt, viên nang hoặc dạng nhỏ giọt vào mũi.
Khi áp dụng cách làm tan đờm bằng các loại thuốc không kê đơn, bạn cần làm theo hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì để biết tần suất và thời gian sử dụng tối đa của sản phẩm.
7. Làm tan đờm bằng các loại thuốc được kê toa
Nếu bạn đã dùng nhiều cách làm tan đờm nhưng không có được kết quả như mong muốn, hãy nhờ đến bác sĩ để được chỉ định thuốc.
Nếu đờm, nhớt trong đường hô hấp của bạn có liên quan đến yếu tố nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Những loại thuốc làm tan đờm thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Nước muối hypertonic
Loại này được dùng cho người bệnh từ 6 tuổi trở lên. Khi sử dụng, bạn cần cho nó vào máy phun sương để hít vào phổi. Nước muối hypertonic hoạt động bằng cách tăng lượng muối trong đường dẫn khí của bạn để làm loãng đờm, khai thông đường thở.
Tuy nhiên, nước muối hypertonic chỉ có tác dụng làm tan đờm tạm thời. Nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như ho, đau họng hoặc tức ngực.
Dornase-Alfa (Pulmozyme)
Đây là loại thuốc làm tan đờm thường được kê cho những người bị xơ nang. Nó cũng thích hợp cho người bệnh từ 6 tuổi trở lên.
Tương tự như nước muối hypertonic, bạn cũng phải cần đến máy phun sương khi sử dụng thuốc dornase-alfa để làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: đau họng, sốt, chóng mặt, sổ mũi.
Đờm là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của bạn. Nó giống như một “cái bẫy” để giữ chân các tác nhân tấn công hệ hô hấp khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, đờm nhớt dày đặc sẽ cản trở quá trình hít thở của bạn. Nếu biết cách làm tan đờm, bạn sẽ nhanh chóng hít thở bình thường trở lại.
8. Sử dụng TPBVSK siro ho pro enzyem
Siro Ho Pro Enzyme – Hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm ho. Dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Dịch chiết độc quyền lá thường xuân thể hiện đầy đủ nhất 3 sức mạnh trị bệnh kỳ diệu của lá thường xuân: Long đờm, giãn phế quản và giảm ho.
Dịch chiết độc quyền lá Thường xuân chứa 17 thành phần hóa học được định tính. Trong đó thành phần có tác dụng chính là hederacosid C (tiền chất) khi vào cơ thể chuyển thành alpha hederin (hoạt chất). Các thành phần còn lại hiệp đồng tác dụng với hoạt chất chính, làm tăng sinh khả dụng của thuốc và giảm tác dụng không mong muốn.