Biểu hiện của bệnh đau cột sống cổ cách phòng ngừa hiệu quả
Đau cột sống cổ là căn bệnh khó chịu, ai đã bị đều sẽ cảm nhận được mức độ đau đớn như thế nào và khiến nhiều người phải chịu đựng những cơn đau nhức, mệt moi dai dẳng này hàng ngày. Bệnh đau cột sống cổ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và bị mắc phải ở nhiều độ tuổi khác nhau.
1. Đau cột sống cổ là biểu hiện của bệnh gì?
- Thoái hóa khớp sống cổ: là căn bệnh có các hiện tượng các đĩa đệm ở khớp sống cổ bị lão hóa theo thơi gian đãn tới việc suy giảm chức năng xương khớp, do thoái hóa, lớp xụn bào mòn dần, dẫn tới không giữ được sự co dãn dẫn đến tình trạng gây mỏi, tê và đau nhức. Bệnh gây đau âm ỉ rất khó chịu ở phần tiếp nối giữa các đầu xương, khớp ở cổ, kèm theo hiện tượng sưng tấy.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: là tình trạng xảy ra ở vùng đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa, dẫn đến hiện tượng đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức cổ, vai, gáy…
Cơn đau của bệnh thường có dấu hiệu và đi kèm các triệu chứng nhức, tê lan ra vùng vai, xuống cánh tay, bàn tay… cơn đau làm cho người bệnh rất khó chịu đau thường xuyên và xảy ra liên tục trong nhiều ngày.
2. Nguyên nhân gây đau cột sống cổ
Thói quen làm việc ở chế độ cao, chế độ luyện tập hằng ngày, mức độ căng thẳng hay nguyên nhân từ bệnh lý như thoái hóa khớp sống cổ, thoát vị đĩa đệm…là những nguyên nhân cơ bản gây đau cột sống cổ.
- Thói quen sinh hoạt làm việc không khoa học: đây là nguyên nhân chính chiếm tỷ trọng lớn và khá phổ biến xuất hiện khi duy trì trạng thái làm việc ở cường độ cao và trong một tư thế quá lâu, quá trình làm việc này không cho phép cơ thể được nghỉ ngơi, dẫn tới vùng xương cột sống cổ không được thư giãn sau thời gian dài. Biểu hiện của thói quen này là cảm giác mỏi cổ, đau đứt quãng và không liên tục. Mặc dù chưa đủ mạnh có những cơn đau để trở thành bệnh lý nhưng nếu để tình trạng đó kéo dà và cơn đau không dứt, nguy cơ đau đốt sống cổ và thoái hóa khớp sống là không thể tránh khỏi..
- Căng thẳng, stress: Quá trình căng thẳng mệt mỏi và bị Stress sẽ dẫn tới các dây thần kinh căng thẳng kéo theo biểu hiện co rút các cơ và dây thần kinh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống cổ. Tuy nhiên một số biểu hiện đau này sẽ không trở thành bệnh lý nếu biết cách giải tỏa căng thẳng. Nhưng để những căng thẳng kéo dài dẫn tới những cơn đau kéo dài lâu ngày, đau cột sống cổ sẽ chuyển sang giai đoạn bệnh lý điều trị rất phức tạp.
- Lão hóa(rất dễ gây ra các bệnh lý thoái hóa cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm): Khi tuổi tác tăng cao theo thời gian của cuộc sống, thì chức năng của xương ngày càng suy giảm, khả năng tiết chất bôi trơn cho hệ cho khớp thấp gây khô cứng, mất chất nhờn của khớp, lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa. Hoặc vùng đệm giữa các đốt sống bị thoái hóa, dẫn đến hiện tượng đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu gây bệnh thoát vị đĩa đệm.
3. Cách chữa đau cột sống cổ
Chữa bệnh đau cổ cột sống cần dựa trên nguồn gốc bệnh. Người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán bệnh do thoái hóa hay thoát vị để đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả nhất.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steriod: diclofenac, ibuprofen, naproxen, meloxicam,…
- Thuốc giảm đau thần kinh: gabapentin, pregabalin
- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật
- Sử dụng tia laser
- Vật lý trị liệu
- Điều trị bằng các bài thuốc đông y
* Lưu ý: Các thuốc giảm đau tây y có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất và dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Các cách trị đau cổ hiện nay cần thời gian dài, do đó đòi hỏi bệnh nhân kiên trì và đi khám bác sĩ sớm. Bệnh càng mới gặp phải thì khả năng chữa khỏi càng cao. Bệnh nhân cũng nên thực hiện và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
4. Cách bảo vệ và phòng ngừa đau đốt sống cổ
Để có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế thấp nhất những biến chứng, triệu chứng của bệnh đau cột sống cổ, bệnh nhân cần chú ý những điểm sau:
- Thường xuyên rèn luyện luyện tập thể dục thể thao để nâng cao khả năng co dãn của xương khớp, tăng mức độ đàn hồi của các cơ xương cũng như mức độ phục hồi của cơ thể trước các nguy cơ đến từ bên ngoài.
- Không ngồi một tư thế trong thời gian quá lâu quá dài. Nên đi lại và vận động để các cơ, xương, khớp ở cổ được hoạt động.
- Có chế độ dinh dưỡng bổ sung dưỡng chất hợp lý. Tăng cường bổ sung các chất chứa nhiều vitamin giúp xương chắc khỏe.
- Nằm ngủ đúng tư thế, chọn gối kê phù hợp, không nên chọn gối quá cao hoặc quá thấp.
- Hạn chế mang vác vật quá nặng ảnh hưởng đến vùng cổ…