0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Bệnh Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Viêm khớp cổ chân là nhóm bệnh thường gặp ở những người cao tuổi do thay đổi về mặt cơ địa tuổi tác thường trên 40 tuổi. Tuy nhiên ở  nhóm người trẻ do một số chấn thương đến vùng khớp cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân cao hơn. Bệnh viêm khớp cổ chân thường gây ra những ảnh hưởng nhiều tới đời sống, công việc và thói quen sinh hoạt.

Với bệnh viêm khớp cổ chân thì đâu là những nguyên nhân của những triệu chứng, chứng bệnh này cũng như có những cách nào để chữa trị hiệu quả? Ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.

Bệnh Viêm khớp cổ chân Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

1. Bệnh Viêm khớp cổ chân là gì?

Viêm khớp cổ chân là bệnh có tình trạng phần cơ xương dưới lớp sụn của các lớp khớp cổ chân có biểu hiện bị thoái hóa do bệnh lý hoặc bị chấn thương do va chạm mạnh gây ra những tổn thương cho khớp.

1.1 Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp cổ chân

  • Quá trình lão hóa cơ thể, cuộc sống gây ra viêm: Người tuổi càng cao, càng dễ mắc bệnh viêm khớp
  • Có mắc một số bệnh lý về viêm đa khớp dạng thấp, bệnh thoái hóa khớp, gout…
  • Chấn thương
  • Béo phì
  • Do đi giày cao gót thường xuyên ở phụ nữ
  • Lười vận động, tập thể dục thẻ thao
  • Do di truyền nhiều trong cùng 1 tư thế

1.2 Dấu hiệu của bệnh viêm khớp cổ chân

  • Gây đau nhức: Bệnh tạo ra những cơn đau nhức, những biểu hiện ban đầu là những cơn đau mỏi, đau nhức ở cổ chân, có thẻ lan rộng ra vùng quanh bàn chân. Cơn đau sẽ xuất hiện mỗi khi bệnh nhân đi lại, chạy nhảy, chơi thể thao. Bệnh có thể Khởi phát ở mức độ nhẹ, sau đó tăng dần theo thời gian.
  • Gây sưng tấy cổ chân: Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là gây sưng tấy ở cổ chân, tạo ra những con đau, nóng ở cổ chân, ngoài đau thì cổ chân của bệnh nhân hay bị sưng đỏ, vết tấy có thể còn lan sang tới mắt cá chân cảm giác rất đau đớn.
  • Cứng khớp vào buổi sáng: người bệnh dễ dàng cảm thấy cổ chân bị cứng lại, nhất là vào các buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy. Cổ chân sẽ dần mất đi sự linh hoạt khi cử động.
  • Các cơn sốt: Do đau, sưng tấy nên khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó chịu, ớn lạnh, không muốn vận động nhiều.
  • Chán ăn: cơ thể cũng trở nên suy nhược đáng kể.

Cách chữa viêm khớp cổ chân

2.1 Điều trị bằng thuốc tây

Trong giai đoạn đầu của bệnh khởi phát thì người bệnh có thể theo chỉ định của bác sĩ dùng một số loại thuốc tây, tiêu biểu như thuốc kháng viêm sterois (NSAIDs) hay các loại thuốc giãn cơ bắp

Trường hợp nếu bệnh chuyển biến bệnh nặng hơn thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định tiêm thuốc corticoid

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc tây này, thuốc thường có tác dụng giảm cơn đau nhanh chóng nhưng lại gây tác dụng phụ lên dạ dày và thận của người bệnh, vì thế bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng.

2.2 Điều trị bằng đông y

So với thuốc tây y thì thuốc đông y không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả điều trị lại khá chậm và đòi hỏi bệnh nhân cần có thời gian phải kiên trì/

Một số bài thuốc đông y phổ biến chữa viêm khớp cổ chân là:

  • Thuốc từ mật ong và bột quế: Sử dụng dùng 1 thìa bột quế, sau đó hòa với 1 thìa mật ong và một ít nước ấm. Hòa trộn với nhau và Bôi hỗn hợp này lên cổ chân mỗi sáng sớm và mỗi tối trước khi đi ngủ.
  • Thuốc từ tỏi trắng và rượu: Sử dụng và dùng khoảng 40g tỏi trắng đã vóc vỏ sạch sẽ, Tiếp theo băm nhỏ tỏi ra rồi bỏ vào ngâm với 100ml rượu trắng. Khi ngâm bạn cần lắc đều nhiều lần để tỏi tiết ra hết dưỡng chất. Trộn lắc đều và Ngâm tỏi khoảng 10 ngày cho đến khi tỏi chuyển vàng là được. Người bệnh sẽ uống khoảng 2 chén rượu tỏi mỗi ngày, một trước bữa ăn và một trước giấc ngủ.

2.3 Điều trị không cần thuốc

  • Chườm nóng: ngoài thuốc các loại Tây hay Đông ý thì người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hay ngâm chân nước nóng với gừng và mát xa trong nước muối và gừng trong vòng 30 phút mỗi ngày.
  • Chườm lạnh: Sử dụng và dùng túi đá chườm trực tiếp vào chỗ sưng đau. Chườm cách 3 giờ một lần, mỗi lần chườm khoảng 15 phút. Chỉ cần mỗi ngày chườm chân với đá lạnh khoảng 4 tới 5 lần thì cơn đau sẽ giảm.
  • Xoa bóp: xoa hoặc day từ nhẹ đến mạnh vùng huyệt bị đau. Miết từ cổ chân xuống đến bàn chân và các ngón chân để lưu thông khí huyết.
  • Chuyển động cổ chân: thực hiện lắc và quay cổ chân, mỗi bên 3- 5 lần mỗi ngày.

Share this article

Our bestsellers

Related articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent blog posts