Bệnh khô khớp gối phương pháp khám và điều trị hiệu quả
Bệnh khô khớp gối là nhóm bệnh khá phổ biến hiện này và hiện đang là căn bệnh làm nhiều người lo sợ, ám ảnh. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng của căn bệnh này và tìm cho mình phương pháp chữa và phòng ngừa hiệu quả nhé.
1. Triệu chứng bệnh khô khớp gối
Bạn có biết để khớp gối hoạt động trơn tru thì giữa giữa các khớp gối luôn có một lớp sụn, lớp sụn này giúp cho cấu trúc xương khớp gối và bộ phận bao quanh cử động linh hoạt, đồng thời giúp chịu áp lực của cả cơ thể. Khi lượng dịch tiết ra để bôi trơn ở lớp sụn bị suy giảm hoặc khi lớp sụn bị tổn thương thì sẽ gây ra chứng khô khớp gối. Chứng khô khớp gôi xuất hiện nhiều khi bị thoái hóa khớp gối, người lao động vận động quá sức kéo dài, hoặc do lười vận động, bị bệnh về béo phì…
Những triệu chứng của bệnh khô khớp gối
- Khi cử động di chuyển có những âm thanh lạo xạo, lục khục: Lúc đầu thì những âm thanh này thường xuất hiện với mức độ nhẹ tuy nhiên nếu bạn để càng lâu dài, âm thanh từ lớp khớp gối sẽ phát ra to hơn và thường xuyên hơn, ngay cả khi người bệnh đi bộ.
- Cơn đau khi vận động: triệu chứng bắt đầu nặng hơn và xuất hiện khi xương ở khớp gối đã bắt đầu thoái hóa và gối bắt đầu mọc gai. Càng về sau thì cường độ và tần suất đau càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt.
- Cứng khớp: khớp bị cứng do sự thiếu can và khi người bệnh co duỗi chân do sự lắng đọng của canxi, cộng thêm thoái hóa vì di chuyển nhiều.
- Chân bị yếu: cơ chân của người bệnh yếu dần đi. Tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ hoặc bại liệt.
- Khớp sưng: trường hợp này bệnh đã chuyển biến nặng, khớp gối bị sưng đỏ, kèm theo đó là biểu hiện sốt nhẹ.
2. Khô khớp gối ngày càng gia tăng ở giới trẻ
Khô khớp gối bình thường là căn bệnh đặc trưng của những người già trung tuổi hoặc cao tuổi. Tuy nhiên trong nhiều năm hiện nay, căn bệnh khớp gối này này đang có chiều hướng gia tăng ở các đối tượng người trẻ tuổi.
Đặc biệt diễn biến của bệnh khô khớp ở người trẻ thường không có biểu hiện rõ ràng, người trẻ chủ quan. Cùng với đó là việc người trẻ không có quá nhiều sự chú ý đến những dấu hiệu của căn bệnh này làm tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng.
3. Khám và điều trị khô khớp gối
Người bệnh mắc chứng bệnh khô khớp gối nên tìm đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được khám, chụp chiếu phim X-quang chẩn đoán và chữa trị theo đúng phương pháp của bác sỹ, người có chuyên môn. Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà theo các phương pháp dân gian.
Cách tốt nhất là bạn nên đến bác sỹ để biết tình trạng khô khớp gối đang ở mức độ điều trị nào, sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ và kết hợp song song cùng chế độ ăn phù hợp, bổ sung dưỡng chất canxi, vitamin hoạt động thể thao nhẹ nhàng để có thể điều trị một cách nhanh chóng.
4. Bệnh khô khớp gối nên ăn gì?
Khi bị bệnh đau khớp gối, ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định từ y bác sĩ thì người đau khớp gối cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng bổ sung dưỡng chất bằng các loại thực phẩm sau:
- Xương và sụn động vật: Các món ăn được tinh chế và chế biến từ xương và sụn động vật và hải sản rất có ích và rất tốt trong việc bổ sung canxi cho khớp
- Rau xanh và hoa quả:
- Chuối là loại trái cây, bơ và đậu nành có chứa nhiều serotonin và tryptophan – các hoạt chất có lợi cho xương và khớp.
- Rau Bắp cải cung cấp thêm nhiều vitamin K – là loại thực phấp có rất trong việc tăng mật độ xương khớp
- Các chế phẩm, sản phẩm từ sữa: hàm lượng canxi cao trong sữa cũng là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho bệnh nhân khô khớp.