Bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau khi phẫu thuật
Sử dụng bài tập sau khi phẫu thuật là quan trọng, đây là giai đoạn phục hồi nên người mổ khớp gôi nên có bài tập trị liệu để quá trình phục hồi nhanh hơn, qua đó giảm di chứng sau phẫu thuật để lại. Vậy, sử dụng những bài tập nào, tập phục hồi chức năng thế nào mới đạt hiệu quả, liệu có thể tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ tại nhà được không? Hãy cúng tìm hiểu phương pháp tập phục hồi hiệu quả nhé
1. Mục tiêu phục hồi chức năng sau phẫu thuật
1.1. Giảm đau
Bài tập phục hồi chức năng sau mổ giúp giảm đau khớp gối và vùng mổ. Sau quá trình phẫu thuật khớp gối và hết thuốc tê, bệnh nhân vẫn sẽ cảm thấy đau ở phần khớp gối vừa thay.
Do đó, có những bài tập, phương pháp phục hồi chức năng như tập di động xương bánh chè nhẹ nhàng, hay chườm nhiệt sẽ giúp giảm đâu, sẽ giúp cơ bớt co cứng, mạch máu lưu thông cho người phẫu thuật khớp gối.
1.2. Kích thích quá trình liền xương
Sau quá trình phẫu thuật, có những bài tập phục hồi đúng phương pháp cũng sẽ kích thích xương mau liền lại, hoàn thiện cấu trúc xương, giúp tránh bị lỏng phần khớp gối nhân tạo mới được lắp.
1.3. Phục hồi chức năng khớp gối
Sau một thời gian dài không vận động thì những phần cơ bắp, dây chằng phần khớp gối sẽ bị tê liệt và gần như mất đi chức năng vốn có của nó.
Chính vì vậy, những bài tập phục hồi nhẹ nhàng như tập ngồi, đi lại với sự giúp đỡ của nạng sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng khớp gối.
2. Bài tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ tại nhà
2.1. Xoa bóp khớp gối
- Bệnh nhân phẫu thuật khớp gối kê chân lên gối, thả lỏng chân để máu có thể dễ dàng tuần hoàn và lưu thông.
- Người nhà dùng hai tay bắt đầu nhẹ nhàng xoa bóp từ từ vùng khớp gối, lặp lại động tác đẩy lên rồi vuốt xuống nhiều lần.
2.2. Những bài tập vận động nhẹ
Sau Khi đã phẫu thuật khớp gối khoảng 1 tháng, Khớp gối sẽ dần ổn định và phục hồi chức năng, người bệnh có thể bắt đầu tự vận động, đi lại nhẹ nhàng
Những bài tập đơn giản như lặp lại nhẹ nhàng các động tác trong sinh hoạt thường ngày như tập đứng lên ngồi xuống, gập chân, lên xuống cầu thang,…
Lưu ý với người bệnh không nên cố gắng, nôn nóng rút ngắn thời gian phục hồi mà luyện tập quá sức..
Khi mới tập chỉ nên tập đứng với sự trợ giúp của nạng và chịu 50% trọng lượng cơ thể, sau tăng lên 75% và sau đó mới dần bỏ nạng và bước đi chậm với sự trợ giúp của người nhà.
3. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật
- Sau khi phẫu thuật, do tác động của hệ vận động đến cơ thể, hệ tiêu hóa của người bệnh rất yếu. Do vậy, người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu và bổ sung nhiều rau, thực phẩm xanh
- Nên sử dụng sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày để bổ sung thêm nhiều canxi, kết hợp là chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin